screenshot_20220824_231524.990
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Diễn đàn “Cách tân công nghiệp - Industry Innovation Forum 2022” Với chủ đề “Sản xuất thông minh - Smart Manufacturing”

Ngày 21 /09 /2022 Diễn đàn “Cách tân công nghiệp - Industry Innovation Forum 2022” chính thức được tổ chức lần đầu tiên ngày 20/9 tại TP.HCM với chủ đề “Sản xuất thông minh - Smart Manufacturing”. Diễn đàn mang đến những kiến giải quan trọng cho ngành công nghiệp Việt Nam trước bối cảnh mới của nền kinh tế hậu đại dịch.

Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Chủ tịch HĐTV Trung tâm ĐMST Hòa Bình cũng cho biết: “Các doanh nghiệp lớn tuy có sự phát triển nhưng trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, yêu cầu thị trường ngày một đa dạng – doanh nghiệp khó duy trì kết quả kinh doanh khả quan nếu không có sự đổi mới, ứng dụng kịp thời khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Đối diện với những khó khăn chung, Hòa Bình đang tìm kiếm nguồn ‘gen’ mới cho sự phát triển tiếp theo, vươn ra thị trường thế giới duy trì năng lực cạnh tranh bền vững.”

Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Chủ tịch HĐTV Trung tâm ĐMST Hòa Bình chia sẻ tại sự kiện
Với mục tiêu này, ông Hải tuyên bố tại diễn đàn rằng Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Hòa Bình – HBIC tại khu Công nghệ cao TP.HCM sẽ trở thành “Trung tâm Đổi mới sáng tạo mở”, chuyển dịch từ mô hình R&D – Research and Development – nghiên cứu và phát triển truyền thống sang mô hình C&D – Connect and Development – Kết nối và phát triển.
Diễn đàn cách tân công nghiệp cũng thể hiện một phần tầm nhìn kết nối và phát triển của Hòa Bình, đặc biệt là trong chủ đề lớn “Smart Manufacturing”. Gần 600 đại diện doanh nghiệp đã đăng ký tham dự diễn đàn đã mang đến nhiều ý tưởng và góc nhìn về quá trình số hoá, ứng dụng công nghệ vào các ngành công nghiệp.

PGS. TS. Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM phát biểu tại sự kiện: “Thực tế cho thấy chúng ta không thể có nền kinh tế độc lập tự chủ, nếu không có nền công nghiệp độc lập tự chủ dựa trên các tập đoàn công nghiệp mạnh [...] Chúng ta có thể nhập khẩu công nghệ nhưng không thể nhập khẩu đổi mới sáng tạo. Đổi mới sáng tạo phải diễn ra tại chỗ, dựa trên những con người đam mê và khát vọng. Diễn đàn ngày hôm nay sẽ là nơi cộng đồng doanh nghiệp gặp gỡ, kết nối, cũng như đề xuất những cơ chế, chính sách công nghiệp cụ thể phù hợp và khả thi cho Việt Nam”.

PGS. TS. Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM phát biểu mở đầu chương trình
Bà Trương Lý Hoàng Phi, Chủ tịch HĐQT & CEO IBP, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM cho biết: “Với sự tham dự của gần 600 đại diện không chỉ từ các công ty, tập đoàn sản xuất, mà còn cả các quỹ đầu tư và các công ty cung cấp các giải pháp công nghệ, tôi thấy được rằng đây không chỉ đơn giản là một diễn đàn của những người trong lĩnh vực mà còn là một hệ sinh thái của những người có thể hỗ trợ cho ngành công nghiệp sản xuất phát triển bền vững trong tương lai.”

Tại sự kiện, ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư U&I đề xuất Chính phủ không nên tự mình đầu tư toàn bộ cho cơ sở hạ tầng nhà máy thông vì sẽ thiếu tính linh hoạt và giảm hiệu quả của doanh nghiệp mà cần có cơ chế hỗ trợ cho các tập đoàn kinh tế lớn hợp tác với các đối tác có kinh nghiệm toàn cầu để xây dựng và vận hành các trung tâm nghiên cứu, triển khai công nghệ. Ông cũng cho rằng cần thêm các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất thông minh với các bộ tiêu chí được cập nhật theo chuẩn quốc tế.
Ông kỳ vọng Việt Nam sẽ không chỉ có thêm nhiều doanh nghiệp thành công như THACO mà có cả những doanh nghiệp có thể làm được như Geely của Trung Quốc khi mua lại hãng xe Thụy Điển Volvo và Tata của Ấn Độ từng sở hữu thương hiệu xe hơi hạng sang của Anh Jaguar-Land Rover.
Ông Tín chia sẻ thêm về Đường cong cười (Smiling curve) đưa ra bởi Stan Shih có lịch sử hơn 30 năm. Theo đó, mô hình này đánh giá rằng sản xuất vốn tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất so với các công đoạn khác khi muốn đưa bất cứ sản phẩm nào ra thị trường. “Tập trung vào sản xuất là chúng ta chỉ phát triển vào cơ bắp, chúng ta hãy nghĩ đến việc phát triển bộ óc của mình thì mới có cơ may so kè được với thế giới phát triển còn lại [...] Nếu chúng ta bỏ mặc khâu tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn khác, thì dù có thông minh mấy chúng ta vẫn thua”, ông Tín khẳng định.

Ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư U&I chia sẻ góc nhìn về “Tương lai hoạt động sản xuất của các ngành công nghiệp”

“Bài toán” đầu tư công nghệ cao trong sản xuất còn những “ẩn số” nào?
Cũng tại sự kiện, trong phiên thảo luận “Bài toán” đầu tư công nghệ cao trong sản xuất còn những “ẩn số” nào?, các lãnh đạo các tập đoàn PNJ, SonKim Group, Adidas và văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân đã chia sẻ những bài học “xương máu” trong quá trình đổi mới sáng tạo, kiểm chứng và đầu tư công nghệ nhằm đạt lợi thế dẫn đầu trên đấu trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, các tập đoàn thống nhất về nhu cầu nâng cao chất lượng nhân sự để có thể đáp ứng được yêu cầu vận hành hoạt động sản xuất thông minh và cách tân các ngành công nghiệp.


 

Bà Trương Lý Hoàng Phi, Chủ tịch HĐQT & CEO IBP, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM chia sẻ tại chương trình
Bà Phi cũng cho biết khảo sát từ các công ty tư vấn lớn, tại thị trường Châu u và nhiều quốc gia khác, có đến 90% các doanh nghiệp đã ý thức và có kế hoạch quá quá trinh số hóa trong sản xuất để chuyển đổi mô hình kinh doanh, nắm bắt cơ hội kinh doanh mới. Liệu Doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam đang ở đâu trong tiến trình này? Chúng ta có đang đi muộn hay không? và đâu là bước khởi đầu để giải quyết bài toán phức tạp vốn nhiều ẩn số? Rõ ràng, sự đổi mới ở các ngành là cần thiết và các ngành công nghiệp không thể ở ngoài xu hướng đó. Đó là động thực thôi thúc cho việc ra đời của Industry Innovation Forum 2022.
Chiến lược từ các tập đoàn công nghiệp tiên phong
Việc “cách tân công nghiệp” hay gia tăng hàm lượng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh đã luôn được các doanh nghiệp chú trọng trong suốt những năm qua. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, vấn đề này lại càng được chú trọng, các doanh nghiệp đều đứng trước câu hỏi “chuyển đổi số hay là chết”. “Cách tân”, “chuyển đổi” trở thành yêu cầu tất yếu của thời đại.


 phan9111

Nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các ngành công nghiệp một cách dài hạn và có chiều sâu, tại Diễn đàn Ban Quản lý Khu Công nghệ cao cùng với Hội doanh nhân trẻ TP.HCM YBA đã cùng ký kết để thực hiện các hoạt động đầu tiên trong chiến lược thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các ngành Công nghiệp tại Việt Nam. Cùng với sự tham gia của các thành viên nòng cốt ban đầu của Hội doanh nhân trẻ TP.HCM YBA, chương trình mong muốn thúc đẩy các liên minh với các Hiệp hội khác hỗ trợ cho quá trình đổi mới công nghệ cùng các hoạt động chuyên môn sâu trong lĩnh vực ĐMST tại Việt Nam .

Khánh Hà


In bài viết
banner_hcm_02min
Trang Thông Tin:taichinhthoidaiso

Chưa cập nhật

Liên hệ quảng cáo & viết bài:0908630543- Email:[email protected]

Chưa cập nhật

G