Diễn đàn Kết nối ba bên Thanh niên – Marketer – Nhà báo do Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) tổ chức ngày 10/9 tại TP.HCM. Với sự tham gia của Chuyên gia Giới -TS. Lê Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng Đồng; Chuyên gia Marketing - Ân Đặng, Head of HCMC Branch Omega Media Worldwide; TS. Nguyễn Nữ Nguyệt Anh - Trưởng khoa Xã hội học, Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM, nhóm sinh viên từ trường Đại học KHXH&NV, các đơn vị tài trợ và đối tác.
Là một chuỗi hoạt động thuộc hợp phần truyền thông do Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) thực hiện. Đây là chuỗi hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Thanh niên tham gia giải quyết định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới” do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ thông qua Oxfam Vietnam, được RED triển khai trong bốn năm từ tháng 4/2020 đến tháng 3/2024 tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với mục tiêu là thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam thông qua tăng cường sự tham gia của thanh niên trong việc thay đổi các định kiến giới.
Diễn đàn là nơi chia sẻ những góc nhìn, kinh nghiệm của mạng lưới chủ chốt 3 bên (Thanh niên/Sinh viên – Marketer – Nhà báo). Từ đó, đề xuất những giải pháp để thúc đẩy bình đẳng giới trong 3 lĩnh vực được coi là có tác động truyền thông lớn nhất đến xã hội: Giáo dục, Báo chí & Quảng cáo, Marketing.
Chương trình với sự tham gia của Chuyên gia Giới -TS. Lê Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng Đồng; Chuyên gia Marketing - Ân Đặng, Head of HCMC Branch Omega Media Worldwide; TS. Nguyễn Nữ Nguyệt Anh - Trưởng khoa Xã hội học, Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM, nhóm sinh viên từ trường Đại học KHXH&NV, các đơn vị tài trợ và đối tác…
Tại chương trình, đại diên các bên đã trao đổi, chia sẻ góc nhìn của mạng lưới nòng cốt về định kiến giới trong lĩnh vực Giáo dục, Báo chí & Marketing, Quảng cáo. Từ đó, cùng đề xuất những giải pháp và kinh nghiệm trong thúc đẩy bình giới.
Trình bày dự án nhóm sinh viên trường đại học trường Đại học KHXH&NV: Female- Leader- Empowerment( FLE)
Thấu hiểu cảm xúc của người khác dễ dàng nữ giới biết cách sử dụng cảm xúc của người khác họ sáng giá với những ngành quan tâm đặc biệt đến suy nghĩ cảm nhận của khách hàng .
Khả năng làm nhiều việc cùng một lúc: Phụ nữ có khả năng sắp xếp thời gian sắp xếp gọn gàng phù hợp nhất.Có những tố chất giúp phụ nữ có thể kiểm soát tốt hành động quyết định mọi thứ giỏi việc nước đảm việc nhà.Gia đình và công việc: Gia tăng áp lực tinh thần và gây ra căng thẳng không cần thiết. Ủng hộ sự công bằng để phát triển tốt nhất trong công việc và cuộc sống
Tiến sĩ Lê Văn Sơn chia sẻ: Người phụ nữ hiện đại luôn tập trung vào công việc không ngừng học hỏi tạo dựng cho mình một sự nghiệp riêng.
Về phương diện truyền thông, quảng cáo, vấn đề định kiến giới có sự thể hiện như thế nào? Chuyên gia Marketing Ân Đặng, Head of HCMC Branch Omega Media Worldwide cho biết, quảng cáo, truyền thông không chỉ phản ánh sản phẩm để người tiêu dùng mua mà còn phản ánh những tình huống hàng ngày mà người tiêu dùng sử dụng chúng. Điều này có nghĩa là những nhà làm quảng cáo sẽ khai thác Insight (Sự thật ngầm hiểu) từ phía khách hàng của mình để biết khách hàng thực sự mong muốn gì đối với sản phẩm, dịch vụ của họ. Những sản phẩm quảng cáo lồng ghép vai trò vai trò của phụ nữ. Phụ nữ trong các thông điệp quảng cáo, PR thường gắn chặt với vai trò bếp núc, chăm con, giặt giũ. Từ các sản phẩm tiêu dùng như bột giặt, nước rửa chén, đến các loại thực phẩm nội trợ, 90% quảng cáo đều dùng hình ảnh người phụ nữ trong gia đình… những kịch bản vẫn không thoát khỏi định kiến giới. Hầu như không thấy có quảng cáo nào sử dụng một vai nam đi thay tã cho trẻ con hoặc rửa chén, lau nhà. Những hình ảnh định kiến ấy vô tình hay hữu ý tác động vào quan niệm, suy nghĩ, nhận thức của cộng đồng, đi ngược lại với nỗ lực xây dựng xã hội nam nữ bình đẳng.
TS. Lê Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng Đồng với 20 năm làm việc và nghiên cứu về giới chia sẻ rằng: khi nói đến vai trò lãnh đạo người ta thường hay dựa vào giới tính. Khi mô tả phụ nữ, người ta thường “phi thường” hóa vai trò của họ. Phụ nữ là phải “đảm việc nước, giỏi việc nhà”. Và đối với các nữ lãnh đạo vẫn còn nhiều định kiến như việc nam giới làm chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp tốt hơn phụ nữ. Phụ nữ lãnh đạo thì sẽ cảm tính, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Phụ nữ khi làm lãnh đạo bị soi xét, để ý hơn so với nam giới và đặt ra nhiều vấn đề khắt khe hơn… Chính những quan điểm thiên lệch không đúng đã vô tình gây ra gánh nặng cho phụ nữ.
TS. Nguyễn Nữ Nguyệt Anh -Trưởng khoa Xã hội học, Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM chia sẻ: Để cho phụ nữ lãnh đạo trải qua rất nhiều thử thách. Chân dung người phụ nữ làm lãnh đạo trong trường đại học phải có thời gian thâm niên giảng dạy trong trường, khả năng nghiên cứu, khả năng giảng dạy tạo ra mạng lưới đưa các dự án về khoa.v..v. về khía cạnh giáo dục phụ nữ luôn có những rào cản, khó khăn nhiều hơn nam giới khiến tỷ lệ nữ lãnh đạo thấp. Đơn cử như phụ nữ phải thực hiện thiên chức làm mẹ của mình. Nếu họ sinh 2 con thì họ phải mất thời gian khoảng từ 5-6 năm. Phụ nữ muốn làm lãnh đạo thì phải học đến trình độ Tiến Sĩ. Nếu không cân bằng thời gian học tập và gia đình thì có thể họ sẽ phải đứng trước nguy cơ đổ vỡ trong hôn nhân. Do vậy, so với nam giới thì phụ nữ buộc phải cố gắng hơn rất nhiều để có thể đạt được vai trò lãnh đạo.
Bạn Thùy Dương cho biết, hàng ngày tiếp cận thông tin trên truyền thông, báo chí và các nền tảng mạng xã hội. Những ý niệm về khuôn mẫu giới trong xã hội đã tồn tại từ rất lâu về trước, tuy nhiên cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, những định kiến này càng được phổ biến rộng rãi hơn bao giờ hết và được củng cố chắc chắn hơn trong cuộc sống. Hàng ngày, tiếp xúc với các phương tiện truyền thông và các mạng xã hội, chắc chắn chúng ta sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều về định kiến giới.
Ý kiến bạn Mạng Phương công tác trường Đại học Kinh tế Luật chia sẻ: Theo quan điểm của bạn đối với một người phụ nữ lãnh đạo lựa chọn việc chăm sóc gia đình con cái là niềm hạnh phúc của họ.
Giỏi việc nước đảm việc nhà: Giai đoạn hiện nay phụ nữ làm lãnh đạo chưa nhiều, liên quan tới độ tuổi, học vấn ảnh hưởng tới yếu tố lãnh đạo.
Nữ yếu tố giới liên quan đến khả năng lãnh đạo không phân biệt nam hay nữ.
Kết luận: Cuộc chiến không phải chúng ta phải chiến đấu hay dành giật những điều đó. Cho dù nam hay nữ hay bất kể giới tính nào họ phải đều có cơ hội và điều kiện tốt nhất để phát huy hết khả năng của mình.
Truyền thông, quảng cáo thể hiện sức mạnh to lớn trong việc điều hướng tư duy và cách nhìn nhận của mọi người về thế giới xung quanh. Ý niệm về khuôn mẫu giới trong xã hội đã tồn tại từ rất lâu về trước, tuy nhiên cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, những định kiến này càng được phổ biến rộng rãi hơn bao giờ hết và được củng cố chắc chắn hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Khánh Hà
Chưa cập nhật
Chưa cập nhật
G