screenshot_20220824_231524.990
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Phòng chống "rửa tiền", khuyến cáo nguy cơ "rửa tiền" trong các giao dịch tiền mã hóa

Ngày 22-9, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Hiệp hội Blockchain Việt Nam phối hợp tổ chức hội nghị "Quy định về phòng, chống rửa tiền và vai trò của phòng, chống rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa", tại TP HCM.

Hội nghị có sự phối hợp của NHNN chi nhánh TPHCM, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp hội Blockchain Việt Nam. Trước đó, sự kiện tương tự đã diễn ra tại trụ sở NHNN tại Hà Nội (ngày 20/9/2023) với sự tham dự của lãnh đạo Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đại diện một số ủy ban khác của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, NHNN, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và các bộ ngành, đơn vị liên quan.

Công nghệ blockchain phát triển nhanh chóng mang lại những cơ hội tăng trưởng đột phá cho ngành tài chính, nhưng cũng đang đặt ra nhiều thách thức mới cho nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thông qua các giao dịch tiền mã hóa.

Việc quy định pháp lý chưa đầy đủ, quy trình còn chưa hoàn thiện và đặc biệt là thiếu nhân sự chất lượng cao trong ngành này được cho là những nguyên nhân khiến công tác phòng, chống rửa tiền còn nhiều khó khăn, thách thức.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 33-1024x683.jpg
Ông Nguyễn Quốc Hùng (Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam)

Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Luật Phòng, chống rửa tiền được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ tháng 3/2023, ngay sau đó Chính phủ, NHNN đã ban hành các quy định triển khai, hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền, với nhiều nội dung phù hợp với thực tiễn.

Tuy vậy, trong bối cảnh hội nhập, sự bùng nổ công nghệ khiến nhiều phương thức, thủ đoạn của tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền ngày càng tinh vi, phức tạp. Đặc biệt, đối với lĩnh vực tiền kỹ thuật số, tiền ảo (tiền mã hoá) nơi mà hành lang pháp lý chưa hoàn thiện đầy đủ.

“Tiền mã hoá được sử dụng để thanh toán song không loại trừ có cả hành vi rửa tiền thông qua giao dịch loại tiền này. Việt Nam chưa công nhận tiền mã hoá song trên thực tế vẫn diễn ra các giao dịch”, ông Hùng cho biết.

Mới đây, Hiệp hội Ngân hàng phối hợp với Cục Phòng, chống "rửa tiền" tổ chức hội thảo với chủ đề "Rủi ro tội phạm tài chính/"rửa tiền" mà các tổ chức tín dụng đối mặt và chia sẻ giải pháp, kinh nghiệm triển khai". Hội thảo đưa ra những hành vi gian lận, "rửa tiền", khó khăn của ngành ngân hàng, các TCTD trong phòng, chống "rửa tiền" và đề xuất các giải pháp phát huy hiệu quả cao nhất trong việc phòng và chống "rửa tiền" trên cơ sở tuân thủ theo qui định pháp luật được ban hành và theo thông lệ quốc tế.

Có thể thấy trước, trong, sau khi ban hành Luật, Nghị định Thông tư về phòng, chống "rửa tiền", Hiệp hội Ngân hàng, các TCTD , NHNN đã trao đổi thảo luận, toạ đàm, góp ý dưới nhiều hình thức với mục đích các qui định pháp luật ban hành được thực thi một cách hiệu quả nhất. Cũng theo ông Nguyễn Quốc Hùng, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng trên trường quốc tế cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta phải đối diện với nhiều hình thức, phương thức, thủ đoạn của tội phạm để thực hiện hành vi "rửa tiền" ngày càng tinh vi, phức tạp nhất là đối với lĩnh vực tiền kỹ thuật số, tiền ảo (tiền mã hóa) nơi mà hành lang pháp lý chưa hoàn thiện đầy đủ.

Công nghệ blockchain đã có sức ảnh hưởng và tác động sâu rộng đến nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội như vậy, chính là do các tính năng quan trọng như tính bảo mật và quyền riêng tư. Tuy nhiên, sự tăng trưởng mạnh mẽ này không chỉ mang lại những lợi ích đặc biệt về kinh tế, xã hội mà còn tạo ra các tồn tại vô hình và thách thức trong công tác quản lý, đặc biệt đối với các hoạt động "rửa tiền" xuyên biên giới.

Khánh Hà

Tin Nổi Bật
banner_hcm_02min
Trang Thông Tin:taichinhthoidaiso

Chưa cập nhật

Liên hệ quảng cáo & viết bài:0908630543- Email:[email protected]

Chưa cập nhật

G