screenshot_20220824_231524.990
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Cuối năm 2022, nợ xấu ngân hàng tiếp tục phân hoá không đều

Tình trạng nợ xấu của từng ngân hàng sẽ phụ thuộc vào tính chất tập khách hàng cũng như các yếu tố vĩ mô như sự phục hồi của nền kinh tế và kiểm soát lạm phát...

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Trong báo cáo mới đây về ngành ngân hàng, Công ty Chứng khoán Mirae Asset cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng có nhiều phân hoá.

Cụ thể, các ngân hàng có chất lượng tài sản tốt như VCB, TCB, và ACB, vẫn duy trì được tỷ lệ nợ xấu thấp. Trong khi một vài ngân hàng nhỏ lại ghi nhận nợ xấu tăng đáng kể.

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu trung bình của nhóm ngân hàng niêm yết chỉ tăng rất nhẹ, khoảng 0,2 điểm phần trăm lên mức 2,1% tại thời điểm cuối quý 2/2022. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu mở rộng không ghi nhận chuyển biến xấu. Nói cách khác, một vài ngân hàng cũng đã cải thiện được tỷ lệ nợ xấu tiềm ẩn (nợ nhóm 2).

Trong thời gian còn lại của năm 2022, Mirae Asset dự báo, tỷ lệ nợ xấu vẫn có thể tăng thêm và tiếp tục phân hoá giữa các ngân hàng. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu gia tăng của các ngân hàng gần đây là do các khoản nợ tái cơ cấu đang dần hết thời gian ân hạn.

Theo các Thông tư của Ngân hàng Nhà nước nhằm ứng phó với tác động Covid-19 lên hệ thống ngân hàng như 01 năm 2020; 03 năm 2021 và 14 năm 2021, các khoản cho vay khách hàng sẽ được phép tái cơ cấu và được giữ nguyên nhóm nợ (nợ nhóm 1). Đến hết thời gian ân hạn, nếu khoản nợ tái cơ cấu không được trả đúng định kỳ, thì sẽ ngay lập tức trở thành nợ xấu (bỏ qua bước chuyển sang nợ nhóm 2), và các khoản nợ khác của cá thể đi vay đó tại cùng hoặc các tổ chức tín dụng khác sẽ cùng bị xếp hạng tại nhóm nợ thấp nhất.

Nếu “khoản nợ tái cơ cấu” có thể hoàn thành giai đoạn thử thách, tức trả nợ gốc và lãi phát sinh đầy đủ trong 3 tháng liên tiếp sẽ được chuyển lại về nợ nhóm 1 sau khi kết thúc thời gian ân hạn. Mặc dù vậy, xu hướng chung của nợ xấu vẫn có thể tiếp tục tăng trong nửa sau năm 2022 vì đa phần nợ tái cơ cấu phát sinh trong quý 3 2021.

 
Cuối năm 2022, nợ xấu ngân hàng tiếp tục phân hoá không đều - Ảnh 1

Về tình trạng phân hoá nợ xấu, Mirae Asset cho rằng sẽ phụ thuộc vào tính chất tập khách hàng của từng ngân hàng cũng như các yếu tố vĩ mô như sự phục hồi của nền kinh tế và kiểm soát lạm phát.

Đồng thời, tỷ lệ dự phòng nợ xấu giữa các ngân hàng vẫn tiếp tục phân hóa. Hiện tại, nhiều ngân hàng đã bắt đầu tiết giảm chi phí dự phòng ngay trong bối cảnh các khoản nợ tái cấu trúc đang dần kết thúc thời gian ân hạn, đi kèm với tỷ lệ nợ xấu tăng.

"Như vậy, có thể tỷ lệ nợ tái cấu trúc chuyển thành nợ xấu đang diễn biến tốt hơn dự báo, qua đó cho phép các ngân hàng hoàn nhập dự phòng hay hạ thấp tỷ lệ bao phủ nợ xấu", báo cáo của Mirae Asset nhận định.

Do các tình hình kinh tế chung vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, Mirae Asset khuyến nghị khách hàng lựa chọn cổ phiếu của các ngân hàng có chiến lược phòng thủ tốt. Trong đó, các ngân hàng sở hữu tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao có khả năng duy trì mục tiêu kép là duy trì tăng trưởng lợi nhuận và chất lượng tài sản tốt. Các cái tên tiêu biêu như VCB, ACB, và MBB.

"Tại thời điểm cuối quý 1, nợ xấu và nợ xấu tiềm ẩn (bao gồm cả nợ đã bán cho VAMC, nợ tái cơ cấu, và nợ nhóm 2) trung bình ngành rơi vào khoảng 5.8%. Trong đó khoảng 4% là nợ tiềm ẩn/ngoại bảng. Với tỷ lệ thu hồi vào khoảng 65%, phần còn lại khoảng 35% “có thể” trở thành nợ xấu sẽ không phải là một áp lực quá lớn đối với các ngân hàng thương mại lớn có chất lượng tài sản tốt được liên tục duy trì trong nhiều năm trở lại đây", nhóm nghiên cứu tại Mirae Asset nếu quan điểm.

Hoài Thu

In bài viết
banner_hcm_02min
Trang Thông Tin:taichinhthoidaiso

Chưa cập nhật

Liên hệ quảng cáo & viết bài:0908630543- Email:[email protected]

Chưa cập nhật

G