screenshot_20220824_231524.990
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Bồ-tát Thích Quảng Đức đã để lại trái tim bất diệt, góp phần thiết lập bình đẳng tôn giáo của Phật giáo Việt Nam

Sáng ngày 11/06/2023 Trong không khí hân hoan và phấn khởi của ngày kỷ niệm 60 năm kỷ niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân,”Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP.HCM đã diễn ra chương trình khai mạc hội thảo “Phong trào Phật giáo năm 1963 và 60 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị Pháp thiêu thân (11/06/1963-11/06/2023).

Tham gia buổi lễ có sự tham dự : Đức Pháp chủ GHPGVN Trưởng lão HT. Thích Trí Quảng, HT. Chủ tịch HĐTS-GHPGVN Thích Thiện Nhơn, Chư Tôn đức, Quý đại biểu, quan khách, học giả, nhà nghiên cứu và Phật tử!


Hàng năm vào ngày 11/06 "dương lịch" cộng đồng Phật giáo Việt Nam ở trong nước cũng như ở nước ngoài thành kính tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức với hình ảnh “Lửa thiêng” hùng tráng đã đánh dấu sự bảo vệ Phật giáo Việt Nam trường tồn và góp phần làm cáo chung chế độ Ngô Đình Diệm bạo tàn, kỳ thị tôn giáo. Phong trào Phật giáo tại miền Nam Việt Nam vào năm 1963 và Bồ-tát Thích Quảng Đức vị Pháp thiêu thân vào ngày 11/06/1963 có thể được gọi tên là Pháp nạn 1963.


 60 năm trôi qua việc tự thiêu của Bồ-Tát Thích Quảng Đức năm 1963 đã làm chấn động Hoa Kỳ và toàn cầu. Cả thế giới đã hướng về Việt Nam, về Phật giáo Việt Nam, Phật giáo tại đất nước nhỏ bé với lịch sử hào hùng trước những thách thức của nhiều đế quốc, thực dân nhưng vẫn đứng vững và độc lập, tự do như hiện nay.

Giá trị nhân văn của Pháp nạn 1963

Sự tự thiêu của Bồ-tát Thích Quảng Đức là sự trải nghiệm vô ngã đúng nghĩa. Trong Phật giáo, lửa tham sân-si do chấp ngã dẫn đến kỳ thị, phân biệt (tôn giáo) nhưng lửa vô tham, vô sân, vô si do vô ngã dẫn đến bình đẳng, không phân biệt (tôn giáo) và cảnh giới an lạc, giải thoát, bất tử. Trong kinh Pháp Hoa, chính Bồ tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến đã cúng dường Phật bằng cách đốt thân và đốt tay, sau đó được sanh về cảnh giới Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức.




Bối cảnh của Pháp nạn 1963
Phong trào Phật giáo năm 1963 và việc Bồ tát Thích Quảng Đức vị Pháp thiêu thân cách nay 60 năm là có nguyên nhân sâu xa từ sự kỳ thị Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Qua những những thế lực bên ngoài, vào ngày 16/06/1954 tại Pháp, Quốc trưởng Bảo Đại đồng ý bổ nhiệm ông Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng Việt Nam. Sau khi về nước, vào ngày 23/10/1955 Ngô Đình Diệm đã vận động quần chúng lật đổ Bảo Đại, thành lập và làm Tổng thống nước Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam với Hiến pháp được ban hành vào ngày 26/10/1956. Hiến pháp năm 1956 này trao cho Tổng thống Ngô Đình Diệm quyền lực rất lớn.

Về bản chất, chính quyền Ngô Đình Diệm, thực tế là gia đình trị họ Ngô, chủ trương và cho thực hiện cấp tốc chính sách “Thiên chúa hoá đất nước” và đàn áp, triệt tiêu Phật giáo. Tổng hội Phật giáo Việt Nam lúc đó đã phản ứng quyết liệt, đòi quyền tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo.

Ngày 10/05/1963 một bản tuyên ngôn của Tăng, tín đồ PGVN được công bố với 5 điểm tối thiểu. Nhưng chế độ Diệm vẫn ngoan cố. Đỉnh cao của cuộc đấu tranh là việc tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức vào ngày 11/06/1963, đã gây sốc và đánh thức lương tâm, lương tri của nhân loại trên toàn thế giới. Kết quả là chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào ngày 01/11/1963.

Ý nghĩa và ảnh hưởng của Pháp nạn 1963
Ngọn lửa vô ngã của Bồ-tát Thích Quảng Đức đã để lại trái tim bất diệt, góp phần thiết lập một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, bình đẳng tôn giáo như hiện nay. Việc đấu tranh, đòi quyền tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo của Phật giáo Việt Nam với tinh thần bất bạo động đã thành công.

Khánh Hà

Tin Nổi Bật
banner_hcm_02min
Trang Thông Tin:taichinhthoidaiso

Chưa cập nhật

Liên hệ quảng cáo & viết bài:0908630543- Email:[email protected]

Chưa cập nhật

G